1. Giới thiệu về trần nhôm
Trần nhôm được hiểu đơn giản là trần kim loại, được cấu tạo bởi phần khung xương kim loại và các tấm hợp kim nhôm cao cấp. Các tấm hợp kim nhôm được thiết kế với độ dày từ 0.5mm, bề mặt được phủ lớp sơn tĩnh điện cùng nhiều họa tiết, màu sắc trang trí bắt mắt.
2. ưu điểm của trần nhôm
Trần nhôm là trần kim loại mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho không gian sử dụng, mang phong cách hiện đại, cá tính và độc đáo.
-Tính năng an toàn cho người sử dụng: không dẫn điện, không dẫn lửa, không ẩm mốc – han gỉ khi gặp nước hay hơi ẩm.
-Mang lại cho không gian phòng sự yên tĩnh, mát mẻ bởi tính năng cách âm, cách nhiệt rất hiệu quả.
-Nhôm là vật liệu nhẹ nên quá trình đóng trần nhôm được thuận tiện và dễ dàng hơn từ khâu vận chuyển đến lắp đặt.
-Bề mặt trần được sơn bóng nên ít bám bụi, và dễ lau chùi vệ sinh.
Trần nhà nhôm là kiểu trần hiện đại với nhiều tính năng nổi bật, đáp ứng tính thẩm mỹ cùng giá trị sử dụng lâu dài mà không lo hệ trần bị xuống cấp hay hư hỏng.
3. Biện pháp thi công trần nhôm bằng 7 bước
Bước 1: Xác định độ cao trần và gắn thanh viền G
Để xác định chiều cao của trần và gắn thanh viền G, thợ thi công cần sử dụng máy bắn laser hoặc ống nivo (trong trường hợp không có máy bắn laser). Thước mét cũng cần được sử dụng để đo đạc độ cao trần.
Sau khi xác định được độ cao trần, thợ thi công sẽ đánh dấu vị trí gắn thanh viền G bằng cách bắn mực lên tường. Thanh viền G sau đó được lắp đặt tại vị trí đã xác định và gắn vào tường bằng vít L nhựa. Khoảng cách giữa các vít được thiết lập trong khoảng từ 300 đến 500mm. Để thuận tiện cho việc quan sát và gắn vít sau này, thường người ta còn đánh dấu số độ cao trần trên phần dưới của tấm trần.
Bước 2: Treo ty ren
Gắn Ty ren là quá trình kết nối các vật liệu trong thi công trần nhôm. Thợ thi công sẽ đo và đánh dấu vị trí treo Tyren, tuân theo các quy tắc sau:
- Khoảng cách giữa các Ty không vượt quá 1200mm.
- Khoảng cách từ vách đến điểm treo Ty đầu tiên là 300mm.
Đối với trần bê tông, thợ thi công sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào trần tại các điểm đã xác định. Sau đó, họ cắt Ty ren 6 sao cho phù hợp với chiều cao của trần, đặt Ty ren vào ticke sắt M6 đã đính sẵn trên trần và cố định bằng đai ốc M6.
Bước 3: Lắp đặt khung xương C38
Lắp đặt khung xương C38 là phần tiếp theo trong việc thi công trần nhôm. Khung xương C38 được sử dụng để tạo hệ treo cho trần nhôm và nó liên kết với khung xương A. Thợ thi công lắp đặt khung xương C38 bằng cách đảm bảo rằng hướng của khung xương này trùng với hướng của các điểm treo Tyren. Thanh khung xương C38 được treo vào các điểm treo Ty ren với khoảng cách quy định và được kết nối bằng móc treo C38.
Móc treo C38 nối với Ty ren thông qua 2 đai ốc hãm M6 trên thanh Ty ren và sau đó được khóa chặt vào khung xương C38 bằng bulong M6.
Bước 4: Lắp đặt khung xương A
Khung xương A được sử dụng để lắp đặt tấm trần trực tiếp và thường được đặt vuông góc với khung xương C38. Để nối khung xương A với khung xương C38, thợ thi công cần sử dụng móc nối và sau đó dùng kìm để kẹp chặt hai phần để đảm bảo liên kết chặt chẽ.
Bước 5: Căn chỉnh hệ khung xương
Sau khi hoàn thành lắp đặt khung xương C38 và khung xương A, bước tiếp theo trong quy trình là căn chỉnh hệ khung xương. Điều này là quá trình quan trọng trước khi gắn tấm nhôm vào khung, nhằm đảm bảo mặt phẳng trần không bị lệch và tạo ra sản phẩm hoàn hảo.
Thợ thi công sử dụng máy bắn laser hoặc ống nivo để điều chỉnh khung xương. Họ cần đảm bảo rằng khung xương thẳng và mặt phẳng. Điều chỉnh đai ốc dưới móc C38 để đạt được mặt phẳng mong muốn và sau đó hãm chặt tấm trần bằng đai ốc trên.
Bước 6: Bóc phim bảo vệ tấm trần
Phim bảo vệ được sử dụng để bảo vệ tấm trần trong quá trình lưu trữ và vận chuyển. Vì vậy, khi thực hiện thi công, thợ thi công cần phải gỡ bỏ lớp phim bảo vệ này. Việc gỡ phim cần phải thực hiện theo hướng 180 độ để tránh làm biến dạng tấm nhôm trong quy trình làm trần nhôm.
Bước 7: Cài tấm trần
Sau khi đã lắp đặt và căn chỉnh hệ khung xương cùng việc gỡ phim bảo vệ, bước kế tiếp trong quá trình làm trần nhôm là cài đặt các tấm trần.
Tấm trần đầu tiên thường được gắn ở góc khởi đầu. Thợ thi công tiếp tục lắp đặt các tấm trần theo hướng đó cho đến khi hoàn thành. Góc khởi đầu thường được chọn dựa trên kinh nghiệm của thợ để đảm bảo rằng các tấm lẻ sẽ nằm ở vị trí xa tầm quan sát và xa trung tâm.
Các tấm trần sẽ được cố định vào khung xương A bằng các gân có sẵn bên cạnh tấm trần. Thợ thi công sử dụng lòng bàn tay để đẩy gân vào khung xương A từng cạnh một. Các tấm lẻ sẽ được cắt sao cho phù hợp với kích thước còn lại của trần.
>>>xem thêm: Thi công ốp tường bằng tấm nhựa ốp tường vân đá tại nhà anh Khải, Lê Chân, Hải Phòng
Sau đây là những mẫu trần nhôm đã được chúng tôi thi công hoàn thiện
Trần nhôm vân gỗ
Trên đây là các mẫu trần nhôm đẹp mà chúng tôi vừa hoàn thiện, nếu bạn đang có nhu cầu làm trần nhôm tại hải phòng, quảng ninh, hải dương và các tỉnh lân cận vui lòng gọi cho chúng tôi holine 0925364888 để được báo giá và tư vấn chi tiết nha.
>>>xem thêm: Top 20 mẫu ốp tường đẹp trang trí phòng ngủ
Đơn vị thi công trần nhôm uy tí tại Hải Phòng địa chỉ 79 Đường Máng Nước - An Đồng - An Dương -Hải Phòng.
Mọi thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG KIẾN QUỐC
Cơ sở :79 Đường Máng Nước - An Đồng - An Dương - Hải Phòng
Hotline: 0925 364 888
Email: tapdoankienquoc@gmail.com
Website: https://noithatkienquoc.com